Phân biệt các loại gạch. Ưu nhược điểm của từng loại

Phân biệt các loại gạch. Ưu nhược điểm của từng loại

Phân biệt các loại gạch cũng như ưu nhược điểm của từng loại gạch sẽ giúp bạn hiểu hơn trong quá trình lựa chọn mẫu gạch phù hợp nhất với nhu cầu công trình. Hãy cùng Hải Linh tìm hiểu về phân biệt các loại gạch ốp lát trong bài viết dưới đây để có cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết nhất.

Trên thị trường hiện đang có 3 loại gạch được sử dụng phổ biến nhất như: Gạch ceramic, gạch granite, gạch bán sứ… Mỗi loại sẽ sở hữu đặc tính khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của người dùng, từ giá thành đến chất lượng.

1. Gạch Ceramic 

Gạch Ceramic là loại gạch được làm từ chất liệu Ceramic với 70% đất sét +30% bột đá, phụ gia khác, trải qua quá trình xử lý, tạo khối và nung ở nhiệt độ 1100 độ C để tạo ra thành phẩm.

gạch ceramic

Gạch Ceramic đa dạng về chủng loại và thiết kế

Gạch Ceramic trên thị trường có hai loại là gạch tráng men và gạch không tráng men. Vẻ ngoài của gạch ceramic giống với đá tự nhiên hoặc có màu sắc đồng nhất.

- Độ hút nước, chống thấm của gạch là > 0,5% với gạch lát nền,  >3% với gạch ốp tường.

- Gạch có xương mỏng, chịu lực ở mức trung bình, dễ nứt vỡ hơn so với gạch granite hay bán sứ

- Giá thành của ceramic rẻ nhất so với dòng gạch granite hay bán sứ, vì vậy phù hợp với nhu cầu của hầu hết người tiêu dùng.

1.1. Ưu điểm

Gạch Ceramic hội tụ nhiều ưu điểm khiến nó trở thành loại gạch được sử dụng nhiều nhất hiện nay như sau:

- Màu sắc đa dạng với đầy đủ các màu từ tối đến sáng, cổ điển đến thanh lịch. Nhờ vậy gia chủ có thể thoải mái lựa chọn, phối màu cho không gian sống của mình đúng ý nhất.

- Mẫu mã và kích thước đa dạng: Gạch có đa dạng về kiểu dáng từ lục giác, hình vuông đến chữ nhật. Kích thước gạch cũng đa dạng nhất, vì vậy phù hợp với mọi phong cách hay mọi không gian thiết kế.

- Tính thẩm mỹ hoàn hảo. Gạch ceramic là loại gạch mô phỏng chân thực nhất các bề mặt vân gỗ, đá tự nhiên, bởi vậy sẽ đảm bảo cao nhất về tính thẩm mỹ, khiến người dùng vô cùng hài lòng.

- Thi công dễ dàng: Gạch có độ cứng vừa phải nên có thể dễ dàng khoan sau khi ốp, cắt để trang trí không gian, đặc biệt với loại gạch ốp tường trang trí. Bên cạnh đó, gạch khá nhẹ nên dễ dàng thi công bám dính vào bề mặt nền hay tường nhà.

1.2.  Nhược điểm

- Độ chịu lực không cao. Vì thành phần chủ yếu của gạch ceramic là đất sét, cát.. nên cho độ cứng chỉ ở mức tương đối. Bởi vậy, trong quá trình sử dụng gạch sẽ dễ bị nứt vỡ nếu phải chịu áp lực lớn, gây bất tiện cho sử dụng trong thời giand ài.

- Dễ trầy xước. Gạch ceramic chỉ được tráng một lớp men lên trên nền mặt gạch khá dễ bị trầy xước.

- Dễ bong tróc khi ốp lát tại khu vực ẩm ướt. Độ hút nước của gạch không cao, độ chống thấm không tốt, dễ bị phồng rộp, bong tróc ở những khu vực ẩm ướt như: Nhà tắm, nhà bếp…

2. Gạch Granite

Gạch Granite là loại gạch đồng chất, tức là gạch có chất liệu đồng nhất từ đáy đến bề mặt. Đây còn được gọi là loại đá nhân tạo, được sản xuất từ 70% bột đá và 30% đất sét (Ngược lại với gạch ceramic), gạch được nung ở nhiệt độ > 1.200 độ C, độ chống thấm nước cực thấp (<0,5%). 

Nếu như gạch men (ceramic) có bề mặt được tráng một lớp men thì gạch granite có bề mặt giống hệt như phần xương gạch.

Gạch Granite

Gạch granite mang lại vẻ đẹp đẳng cấp tuyệt đối cho không gian

Đặc điểm của gạch granite chính là độ cứng cao, chống chịu tốt mọi tác động khắc nghiệt mà vẫn giữ được vẻ đẹp ban đầu. Màu của gạch được pha vào cốt liệu nên sẽ không bị phai, độ bóng trên bề mặt gạch đạt được là do mài bóng nên sẽ càng sáng bóng hơn sau quá trình sử dụng.

2.1. Ưu điểm

Gạch Granite được sản xuất với chất liệu cao cấp, quy trình hiện đại nên sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng gạch khác như sau:

- Độ bền màu tuyệt đối

- Không bong tróc, trầy xước

- Cường độ chịu lực cao do xương gạch được nén chặt

- Phù hợp để ốp lát công trình ở mọi vị trí từ nội thất đến ngoại thất mà không lo lắng chất lượng gạch bị mài mòn, nứt vỡ hay bay màu, mọc rêu như các loại gạch men thông thường.

2.2. Nhược điểm

Đi cùng với những ưu điểm tuyệt vời thì gạch Granite cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý như sau:

- Do kết cấu xương gạch được nén tối đa hạn chế những lỗ hổng nhỏ, giúp chống thấm nước nên vào mùa nồm, sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền đất và không khí trên sàn sẽ làm tích tụ hơi nước, gây ra hiện tượng toát mồ hôi.

- Bên cạnh đó, gạch Granite cũng khá hạn chế về mẫu mã. Gạch có độ dày cao nên chỉ áp dụng được với những loại kích thước lớn 60x60 trở lên, loại gạch granite] có kích thước 40x40 hay 30x30 trên thị trường rất hiếm. Vì vậy, đối với những không gian có diện tích nhỏ sẽ không phù hợp.

3. Gạch bán sứ

Gạch bán sứ hay còn gọi là gạch Semi porcelain với độ hút nước dưới 3%. Loại gạch này có chất lượng và thẩm mỹ nằm giữa hai loại gạch granite và ceramic.

Cấu tạo của gạch bán sứ gồm 50% tràng thạch và 50% cao lanh và một số chất phụ gia khác. Gạch trải qua quy trình sản xuất khép kín, được nung ở nhiệt độ từ 1000 đến 1200 độ C, sau đó mài cạnh và tạo ra thành phẩm cuối cùng.

gạch bán sứ

Gạch bán sứ công năng, phù hợp nhu cầu của nhiều gia chủ

3.1. Ưu điểm

Gạch sở hữu những ưu điểm như sau:

- Hoạ tiết bề mặt gạch phong phú, màu sắc nhã nhặn, đa dạng, thẩm mỹ cao

- Độ hút nước cực thấp giúp chống lại các tác động từ môi trường. Không thấm nước, hạn chế bị nồm ẩm

- Độ bền của gạch cao, vì vậy có thể thi công ở nhiều khu vực từ nội thất đến ngoại thất.

- Bề mặt chống mài mòn cực tốt bởi gạch được phủ lớp men với công nghệ hiện đại số 1, không bị bong tróc hay trầy xước sau thời gian dài sử dụng

- Giá thành sản phẩm phải chăng, phù hợp với đông đảo người tiêu dùng với sức mua tầm trung.

3.2. Nhược điểm

- Gạch bán sứ có thành phần cốt gạch và nhiệt độ nung thấp hơn nên khả năng kết khối kém hơn, tạo nên độ thấm nước cao hơn, vì vậy khi sử dụng lâu dài sẽ khó giữ được vẻ đẹp ban đầu.

- Cường độ chịu lực trung bình

- Lớp phủ men bề mặt gạch bán sứ dễ bay màu hơn so với gạch Granite.

2. Nên lựa chọn loại gạch nào phù hợp nhất?

Lựa chọn loại gạch phù hợp đặc điểm công trình

Lựa chọn loại gạch phù hợp đặc điểm công trình và nhu cầu sử dụng

Với những ưu, nhược điểm trên của 3 loại gạch phổ biến nhất: Gạch ceramic, gạch granite, gạch bán sứ, chúng ta sẽ hiểu rõ về những ứng dụng tối ưu của chất liệu gạch cho từng công trình. Cụ thể:

- Gạch ceramic là loại gạch giá rẻ, phù hợp với những gia chủ không quá chú trọng tính thẩm mỹ vì điều kiện không cho phép. Hoặc để sử dụng loại gạch này hiệu quả thì gia chủ chỉ nên sử dụng làm gạch ốp tường, trang trí. Nếu sử dụng gạch ceramic để lát nền thì cần chú ý sử dụng và vệ sinh thường xuyên.

- Gạch bán sứ là dòng gạch được các chuyên gia đánh giá có chỉ số chất lượng phù hợp với yêu cầu các công trình nhà ở dân dụng ở nước ta. Giá thành và chất lượng tầm trung, phải chăng nên có thể ứng dụng rộng rãi hơn.

- Chất lượng đứng đầu hiện nay vẫn là dòng gạch Granite. Dòng gạch này được sử dụng rộng rãi ở các công trình cao cấp, đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ và vẻ đẹp bền bỉ theo thời gian. 

Như vậy, bài viết đã giúp bạn phân biệt các loại gạch để lựa chọn được loại gạch phù hợp nhất với nhu cầu rồi đúng không nào? Tuy nhiên, tính thẩm mỹ cũng là điều mà các gia chủ chưa thể phân biệt ngay được mà cần quá trình xem và cảm nhận thực tế. 

Bạn hãy đến với showroom Hải Linh để được tham khảo đa dạng các mẫu gạch, loại gạch hot nhất thị trường hiện nay với chất lượng chính hãng, giá gạch lát nền tối ưu nhất.

Bài viết liên quan

 
Ngô Gia Tự
Cổ Linh
Hà Đông
Đường Láng