Lịch sử phát triển của gạch bông

Lịch sử phát triển của gạch bông

Vào khoảng những năm 1850, tại Viviers - nơi quy tụ những nhà máy xi-măng đầu tiên của Pháp, tại một nhà má các kỹ sư đã nghiên cứu và cho ra đời một sản phẩm được làm từ chính nguồn xi-măng nổi tiếng tại đây. Đó là một loại gạch lát nền taicera mới có trang trí hoa văn tuyệt đẹp.

 
Gạch bông sau đó nhanh chóng được người tiêu dùng yêu thích biết đến và không lâu sau đó, hàng loạt công xưởng sản xuất loại gạch bông mọc lên khắp nơi trên đất Pháp, từ những trung tâm kinh tế như Paris, Lyon cho đến thành phố cảng Marseille.
 
Gach bong
 
Khoảng cuối thế kỷ thứ XIX, sau khi đến VN thực dân Pháp mang theo những kỹ thuật và tiến bộ của phương Tây để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại tại Việt Nam.
 
Cùng quá trình hình thành và phát triển, nền kiến trúc nhà ở tại Việt Nam phần nào bị ảnh hưởng bởi không gian và kỹ thuật cũng như các loại vật liệu xây dựng với kiến trúc Pháp. Cùng thời điểm này, vật liệu xây dựng gạch bông đã được người Pháp du nhập vào Việt Nam.
 
Công đoạn đầu tiên để làm ra một viên gạch bông là lựa chọn khuôn mẫu in hình hoa văn. Khuôn mẫu sẽ được đặt vào trong khuôn thép có kích thước của viên gạch.
 
Tiếp đến, một hỗn hợp lỏng gồm xi măng trắng và bột đá tự nhiên và bột màu được đổ bằng tay vào những khuôn riêng. Hỗn hợp những màu sắc khác nhau được sử dụng để tạo ra các màu sắc  khác nhau cho từng viên gạch. Đây cũng là công đoạn đổ màu tạo lớp đầu tiên cho viên gạch.
 
Sau khi khuôn lấy ra, bạn sẽ có được lớp đầu tiên của một viên gạch taicera. Có một lớp mỏng gồm những hỗn hợp cát và xi măng mịn được phủ lên trên lớp màu tạo thành một lớp thứ 2 và lớp này sẽ có tác dụng là làm lớp thứ nhất định hình tốt hơn.
 
Một lớp hỗn hợp cát và xi măng được đổ tiếp vào khuôn trước khi cho vào máy ép để đạt được độ dày gạch mà bạn mong muốn. Tất cả các lớp này sẽ được cho đưa vào máy ép thủy lực.
gach_bong
 
Sau đó nước từ lớp đầu tiên sẽ được ngấm ngược trở lại các lớp nguyên liệu khô, quá trình này tạo phản ứng hóa học giữa nguyên vật liệu ở các lớp làm viên gạch trở nên cứng.
 
Sau khi hoàn thành tất cả các bước này, gạch bông sẽ được ngâm trong nước để có được độ ẩm cần thiết rồi đem phơi khô trong một thời gian.
 
Cuối cùng, mỗi viên gạch được đánh bóng bề mặt để tăng giúp độ sáng. Có thể nói rằng, với quy trình làm một viên gạch bằng thủ công như vậy, một người thợ làm gạch sẽ kiêm luôn vai trò của người nghệ sĩ.

>> gạch lọc không khí
 

Tác giả bài viết: Hải Linh

Bài viết liên quan

 
Ngô Gia Tự
Cổ Linh
Hà Đông
Đường Láng